Khi nhu cầu dịch công chứng ngày một lớn hơn
Wednesday, September 24, 2014.
Posted by
Đặng Thanh Thái
Vài năm gần đây, nhu cầu dịch công chứng của người dân ngày một lớn hơn cho các hoạt động có liên quan đến quốc tế, làm xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm cho cuộc sống thời đại mới.
Song hành với việc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, vai trò của công tác dịch công chứng ngày được nâng cao. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng, kèm theo số lượng cá nhân thuần thục về ngoại ngữ cũng tăng với tốc độ đáng mừng, đạt được điều đó là nhờ vào sự quan tâm đúng lúc, đầu tư đúng đắn của các cấp chính quyền và nhà chức trách. Hiện nay lượng người có chuyên môn về dịch thuật ngày càng nhiều hơn, hình ảnh về giới sống bằng nghề chuyển ngữ cũng đã khác đi rất nhiều mà nhất là dân làm dịch công chứng, trước đây họ chỉ được xem như một dạng chạy việc lẻ và không cố định nghề nghiệp.
Khi nhu cầu về dịch công chứng tăng cao thì lượng cung tăng theo và mang tính chuyên nghiệp sâu hơn.
Số lượng văn bản, tài liệu, giấy tờ, tin tức...cần chuyển dịch đang tăng mạnh. Các loại hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu trong những công cuộc hợp tác về hành chính hay hợp tác giao lưu kinh tế cũng đang gia tăng theo hướng tích cực, lượng quảng cáo về dịch vụ dịch công chứng gần đây cũng xuất hiện nhiều hơn với đủ cách mời gọi mà trong đó lấy tốc độ hoàn tất hồ sơ làm thế mạnh cạnh tranh mà bài Bản chất của dịch công chứng lấy ngay là gì có phân tích qua ở một khía cạnh tiêu cực. Và còn rất nhiều những ví dụ sinh động về nhu cầu dịch công chứng trong đời sống. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu dịch công chứng hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc.
Tìm hiểu sơ bộ về tình hình dịch công chứng
Dẫu rằng nhu cầu dịch công chứng đang ngày một lớn nhưng cho đến thời điểm hiện tại công tác dịch công chứng lẫn phiên dịch và biên dịch vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh những cá nhân có hiểu biết tường tận và thành thạo về dịch thuật thì vẫn còn khá nhiều những thành phần thiếu hụt kiến thức cũng như các kĩ năng cần thiết đối với mảng dịch công chứng, cụ thể là tính hiệu lực của hồ sơ tồn tại ở phạm vi địa lý nào, nói cách khác là chúng được công nhận ở đâu và không thể dùng tại quốc gia nào, đây là phần thuộc hoàn toàn về phân đoạn công chứng, đôi khi rất đơn giản, dễ hoàn tất nhanh gọn, nhưng cũng lắm lúc rất phức tạp tùy theo nhu cầu người thuê, những khó khăn đó có thể hiểu rõ hơn khi đọc bài Phân biệt dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và đi sở ngoại vụ, vì vậy kiến thức và sự hiểu biết còn cần thêm trải nghiệm lâu dài mới đảm bảo chuyên môn dịch công chứng được trọn vẹn và không dễ thất bại khi gặp một tình huống bất ngờ từ phía khách hàng.
Tính riêng mặt biên dịch thì công tác dịch công chứng đòi hỏi người tham gia phải biết nhiều loại kiến thức căn bản như: ngôn ngữ, văn hóa và những phần kiến thức phổ thông và càng không thể thiếu phần hiểu biết chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu dịch công chứng, người làm công tác dịch thuật phải có vốn từ vựng thực sự phong phú, đa dạng, đồng thời am tường các vấn đề về ngôn ngữ học ở cả hai dạng ngôn ngữ có quan hệ dịch thuật hai chiều. Dù vậy, đảm bảo làm tốt hết với mọi ngôn ngữ cũng là điều rất khó thực hiện, như trong bài Xu hướng dịch công chứng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nói khá rõ sự phân hóa chuyên môn dịch thuật về ngôn ngữ thế mạnh từng nơi, khi ngôn ngữ trên hồ sơ cần dịch công chứng không thuộc thế mạnh của mình, các cá nhân hay công ty được thuê sẽ nhờ những cộng tác viên của họ đang sống và làm việc tại khu vực chuyên dịch ngôn ngữ đó để hỗ trợ, đây là cách làm linh động và hợp lý đảm bảo chất lượng bản dịch, không hề dễ dàng để hoàn tất công đoạn đầu tiên - dịch ngữ.
Những đòi hỏi cơ bản đối với người tham gia công tác dịch công chứng
Với những kiến thức văn hóa về đất nước, con người, phong tục tập quán và tâm linh tín ngưỡng của hai cộng đồng ngôn ngữ, người dịch công chứng phải nắm vững được những thứ trọng tâm và phải liên tục cập nhật theo mỗi bước đổi mới, cải cách. Mỗi chuyên ngành riêng biệt lại tồn tại những loại thuật ngữ riêng, lối diễn đạt và cách trình bày khác nhau, bắt buộc người làm công tác dịch công chứng phải hiểu được ý nghĩa khái quát, nội hàm của chúng, dẫu không thể chuyên sâu thì cũng ở mức nắm được vài phận dụng ý. Về mặt này thì hiện tại chưa có một công nghệ nào có thể thay thế được con người, suy nghĩ logic và linh động dựa trên bối cảnh chỉ có con người mới có, nếu ai nghĩ rằng việc dịch thuật công chứng bằng Google là khả thi và muốn dựa vào các công cụ biên dịch đại loại như vậy để hành nghề này thì đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp, bản chất của dịch công chứng đòi hỏi một chuyên môn cao hơn cách "ai cũng có thể" ấy nhiều.
Những công cụ tiện dụng từ công nghệ vẫn chưa thể thay thế được con người trong rất nhiều việc, dịch công chứng là một trong những thứ vẫn cần tư duy con người lo liệu.
Hiện tại nước ta chưa đề ra phương án đào tạo đội ngũ chuyên ngành cho công tác dịch công chứng. Để lộ tính du kích và sự phi chuyên nghiệp ở nhiều công đoạn giảng dạy. Mảng dịch công chứng lại phải đứng trước một thách thức đau đầu; người giỏi chuyên môn thì khả năng ngoại ngữ không cao, người am tường ngoại ngữ lại vấp phải lỗ hổng trong kiến thức chuyên môn. Tuy vẫn có những người hội đủ cả hai điều kiện nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn.
Phương hướng đào tạo đáp ứng cho công tác dịch công chứng hiện nay
Thiết nghĩ, để nghề dịch công chứng trở thành một nghề chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của các cá nhân , tổ chức trong và ngoài nước, chúng ta phải có những biện pháp cải tiến, đào tạo bài bản cho những người tham gia làm việc dịch công chứng. Các đối tượng cần sử dụng đến loại hình này cũng phải có cách nhìn sâu rộng hơn để đảm bảo chất lượng của công việc. Đối với mọi hoạt động hay các dịch vụ đều rất cần sự bảo đảm và tuân thủ nghiêm ngặt ở cả hai phía là người cung và người cầu. Nếu những khách hàng vẫn duy trì quan niệm “ chỉ cần có là được” , không tra tốt xấu, thì vẫn mãi tồn tại những sản phẩm kém chất lượng, sảm phẩm lỗi, gây tác hại nặng nề trong tương lai về sau.
Sản phẩm dịch công chứng cũng không nằm ngoài những quan ngại đó, trong thời đại quốc tế hóa đề cao sự giao lưu hợp tác thì tính chuyên nghiệp và chuẩn xác cao sẽ bắt buộc phải có vì các nước phát triển sẽ yêu cầu chuẩn mực rất cao, những điều về dịch công chứng đáng để suy ngẫm nhằm mang lại đường hướng mới nâng tầm loại hình này là rất cần thiết. Không thể duy trì tình trạng thiếu chuyên nghiệp như những thế kỉ trước, điều này vẫn tiếp diễn thì sẽ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “tự làm tự dùng”, chất lượng thấp và càng không hi vọng gì đến việc xuất khẩu.
Nói tóm lại, để nghề dịch công chứng được xem là nghề chuyên nghiệp thì mỗi cá nhân, tập thể đã và đang làm công tác này càng phải nỗ lực hết sức mình, cố gắng hết sức mình để cải thiện kiến thức nền tảng, nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngừng tiếp thu và cập nhật những điều mới lạ từ môi trường bên ngoài, nếu trước đây nghề dịch công chứng dưới cái nhìn của giới trẻ có vẻ thoải mái và dễ dàng kiếm ra tiền theo kiểu "làm xong nong ngay" thì sắp tới cần bỏ tư duy ấy đi, đầu tư thời gian và công sức để nâng cao nghiệp vụ cũng như thay đổi hình ảnh bộ mặt nghề dịch công chứng sáng lạng hơn so với những năm xưa cũ từng "ỡm ờ" thành thói. Đồng thời những cá nhân có nhu cầu dịch công chứng hay các cơ quan/ tổ chức cần mảng dịch thuật thì cũng nên có nhận thức đúng đắn, đánh giá chính xác tầm quan trọng của ngành dịch thuật này; nếu có thể, hãy tiếp tục đưa ra những yêu cầu hay đòi hỏi thiết thực về chất lượng sản phẩm để những người tham gia công tác dịch công chứng nỗ lực hơn trong việc nâng cấp sản phẩm dịch thuật.
Huyễn Thiết
Bài liên quan